Tổng quan về thị trường Forex
1. Forex là gì?
Forex hay Foreign Exchange là thị trường trao đổi ngoại tệ / ngoại hối, thường được viết là FOREX hay FX hay spot FX (Thị trường ngoại hối giao ngay). Đây là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với số lượng tiền giao dịch mỗi ngày đã lên đến 5000 tỉ USD (theo thống kê từ 2008).
Thị trường trao đổi ngoại tệ Forex là thị trường tiền tệ giữa các ngân hàng được thành lập vào năm 1971 khi tỷ lệ trao đổi trôi nổi được cụ thể hoá. Thị trường là một phạm vi hoạt động trong đó tiền tệ của mỗi quốc gia được trao đổi với nhau và là nơi để thực hiện việc kinh doanh quốc tế.
Forex là tập hợp gồm khoảng 4500 tổ chức giao dịch tiền tệ, các ngân hàng quốc tế, các ngân hàng trung tâm của chính phủ và các công ty thương mại. Việc chi trả cho xuất nhập khẩu cũng như việc mua bán tài sản đều phải thông qua thị trường trao đổi ngoại tệ. Đây được gọi là thị trường trao đổi ngoại tệ “tiêu thụ”. Cũng có những giai đoạn đầu cơ trong những công ty Forex đó là sự phơi bày về tài chính rộng lớn để các nền kinh tế ở nước ngoài tham gia vào để bù đắp nguy cơ rủi ro của việc đầu tư quốc tế.
2. Lịch sử thị trường Forex
2.1 Hệ thống bản vị bản vàng
Hệ thống bản vị vàng là một hệ thống tài chính từng được sử dụng mà ở đó các tiêu chuẩn giao dịch được dựa theo một giá trị hàng hóa cố định (ở đây là Vàng). Điều đó có nghĩa là một khối lượng vàng nhất định được ấn định làm đơn vị để trao đổi với các đồng tiền khác. Nó bắt đầu vào năm 1816, khi đồng Bảng Anh được quy định là có giá trị tương đương với 123.27 gram Vàng. Cũng có nghĩa là giá trị của các ngân hàng Anh đã được xác định và ngược lại nó cũng giúp đồng tiền của Anh giữ được giá trị trên thị trường. Nước Mỹ cũng áp dụng hệ thống bản vị vàng vào năm 1879 và đồng Đô-la Mỹ đã thay thế đồng Bảng Anh khi các nước Châu Âu ngừng sử dụng hệ thống bản vị vàng vì Thế chiến I nổ ra.
2.2 Hệ thống Bretton Woods
Khi Thế chiến II kết thúc, vị thế của các cường quốc đã thay đổi. Nước Anh phải trải qua một cơn bong bóng tài chính và khủng hoảng nặng nề, trong khi nước Mỹ lại duy trì được trạng thái của mình sau cuộc chiến. Đồng Đô-la Mỹ đã lên ngôi và trở thành tiêu chuẩn mới trong thị trường tài chính. Sau đó tại hội nghị Bretton Woods, quốc tế đã quyết định giá trị các đồng tiền theo các tỉ giá cố định đối với Đô-la Mỹ, lấy đồng Đô-la Mỹ làm đồng tiền dự trữ chính và nó là đồng tiền duy nhất được đảm bảo bằng vàng. Đây được gọi là hệ thống Bretton Woods.
2.3 Hệ thống tỉ giá tự do
Vào những năm 1970, một số cường quốc, trong đó có Anh, trải qua những khó khăn về tài chính và đã bắt đầu thả nổi đồng tiền của họ. Hiệp định Smithsonian đã được ký năm 1971 tạo ra một thỏa thuận linh hoạt hơn thỏa thuận Bretton Woods, theo đó tỉ giá các đồng tiền có thể dao động hơn trước đây. Thị trường Châu Âu cũng cố tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng Đô-la Mỹ để đảm bảo tính linh hoạt của các đồng tiền khác khi ngày càng có nhiều liên doanh và nhiều hợp đồng làm ăn được ký kết. Sau đó, cả hiệp định Smithsonian và Liên minh Châu Âu Tự do đều bị phá vỡ, báo hiệu của việc chính thức chuyển sang hệ thống thả nổi tỉ giá tự do mà tại đó tỉ giá của mỗi đồng tiền đều do quan hệ cung-cầu quyết định. Lúc đó, các chính phủ có thể tự do lựa chọn việc kiểm soát, kiểm soát một phần hoặc thả nổi hoàn toàn đồng tiền của mình. Đến năm 1978, việc thả nổi đồng tiền đã chính thức trở nên bắt buộc.
2.4 Giao dịch trực tuyến – Cuộc cách mạng vĩ đại của thị trường ngoại hối
Vào khoảng 1971, hệ thống Bretton Woods này đã bị bỏ rơi và thay thế bằng hệ thống định giá tiền tệ khác. Với Mỹ đóng vai trò chủ chốt, giá tiền tệ được thả nổi và tỷ giá được xác định thông qua cung cầu
Đầu tiên cũng có chút khó khăn trong việc xác định tỷ giá nhưng sự tiến bộ của công nghệ đã giúp điều này trở nên dễ dàng hơn
Vào những năm 1990, khi mà máy tính được sử dụng rộng rãi cộng với sự bùng nổ của internet, các ngân hàng bắt đầu tạo ra các phần mềm giao dịch. Các phần mềm này được thiết kế để cung cấp giá trực tuyến cho khách hàng, giúp họ tự giao dịch với mức giá thực đó.
Bước tiếp theo là họ đẩy mạnh phát triển phần mềm để cung cấp cho nhà đầu tư cá nhân, từ đó nhà đầu tư cá nhân có thể giao dịch với khối lượng nhỏ và giá cả trực tuyến.
Năm 1994, giao dịch tiền tệ trực tuyến bắt đầu ra mắt, với một giao dịch ngoại hối forex đầu tiên được thực hiện qua mạng internet. Điều này chỉ có thể trở thành hiện thực khi có sự kết hợp của tiến bộ kỹ thuật, hạ tầng viễn thông và sự đổi mới chính sách. Từ đó, thị trường forex đã phát triển đến như ngày nay, với 5000 tỉ USD được giao dịch mỗi ngày. Sự thay đổi lớn trong thị trường forex là giờ đây bất cứ ai cũng có thể tham gia đầu tư vào thị trường này. Phần lớn những người tham gia giao dịch forex chủ yếu là do cơ hội đầu tư quá vốn của thị trường này.
3. Các đặc điểm của thị trường Forex
Thị trường ngoại hối Forex độc đáo vì những đặc điểm sau:
– Khối lượng giao dịch khổng lồ của nó đại diện cho các lớp tài sản lớn nhất thế giới dẫn đến tính thanh khoản cao;
– Phân tán địa lý của nó;
– Hoạt động liên tục của nó: 24 giờ một ngày, ngoại trừ những ngày cuối tuần, tức là, giao dịch từ 20:15 GMT ngày
– Chủ nhật cho đến 22:00 GMT thứ Sáu;
– Sự đa dạng của các yếu tố có ảnh hưởng đến các tỷ giá hối đoái;
– Các biên của lợi nhuận tương đối là thấp so với các thị trường thu nhập cố định khác
– Sử dụng đòn bẩy để tăng các biên lợi nhuận và tổn thất và đối với quy mô tài khoản.
4. Sản phẩm giao dịch trên thị trường Forex
- EURUSD
- GBPUSD
- AUDUSD
- USDCHF
- NZDUSD
- USDJPY
- USDCAD